Ưu đãi nhất năm - chọn món nhé

Giỏ hàng

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán
Nên ăn gì ? Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở, để vết thương mau lành

Nên ăn gì ? Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở, để vết thương mau lành

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở

 

Trong cuộc sống hàng ngày, việc chúng ta bị các vết thương từ bên ngoài, trên chân tay hay các vị trí khác trên cơ thể là điều rất thường xuyên gặp phải. Các vết thương thường do tác động từ bên ngoài như vị vật cứng nhọn cắt, rạch, đâm rách da, hay vết phẫu thuật, … và người ta gọi chúng là vết thương hở. Có những vết thương sẽ thuận lợi và sớm lành, nhưng cũng có những vết thương bị nhiễm trùng, rất lâu lành, thậm chí gây hoại tử hay biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy công tác chăm sóc vết thương là rất rất quan trọng để vết thương mau lành, hạn chế những bội nhiễm không mong muốn. Chúng ta cần có quy trình băng bó, bảo vệ, vệ sinh vết thương hợp lý. Đồng thời duy trì uống hoặc bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Và đặc biệt duy trì dinh dưỡng hợp lý để có tác dụng tốt cho vết thương.

Nhắc đến dinh dưỡng thì mọi người vẫn luôn quan tâm đến câu hỏi bị vết thương hở nên kiêng ăn những gì, hay bị vết thương nên ăn gì? Vậy chúng ta hãy cùng đọc tiếp để có thêm thông tin hữu ích nhé.

 

Ăn gìđể mau lành vết thương

 

Tìm hiểu về vết thương hở

 

Có rất nhiều loại vết thương mà ta có thể gặp phải. Tuy nhiên người ta thường đề cập đến vết thương hở là dạng vết thương ngòai da, bị rách da, có chảy máu gọi là vết thương hở. Vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất cần bảo vệ và chăm sóc đúng cách để tránh các tác động không mong muốn.

Vết thương hở sẽ bình phục theo thời gian theo các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn viêm: lúc này vết thương mới sẽ bị chảy máu các mạch máu sẽ thắt chặt lại và tiểu cầu kết tập lại thành cục máu đông nhằm ngăn ngừa mất máu. Các tế bào bạch cầu được điều chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và các thành phần dị nguyên khác xâm nhập.
  • Giai đoạn nguyên bào sợi: Lúc này trong cơ thể, bên dưới vết thương các sợi protein, collagen bắt đầu phát triển giúp các mép của vết thương co khép lại. Tại chỗ vết thương các mạch máu nhỏ hình thành để cung cấp máu cho các tế bào da mới được tạo nên.
  • Giai đoạn tái tạo: Cơ thể sẽ tiếp tục bổ sung collagen giúp hồi phục vùng bị thương, và lúc này ta sẽ thấy sẹo mờ dần.

 

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết thương hở

 

Sau đây là một số lưu ý cần thiết để chăm sóc vết thương tốt hơn, hạn chế nhiễm trùng hay những bội nhiễm, biến chứng nguy hiểm:

  • Thực hiện uống/bôi thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Nếu vết thương có các biểu hiện lạ như: sưng táy hơn, đỏ hơn, xung quanh đau tăng lên, có dịch vàng/xanh, gây mệt mỏi, sốt,… thì phải lập tức đi thăm khám để bác sĩ giúp điều trị.
  • Không tự ý chạm tay trực tiếp vào vết thương, bóc vảy hay da chết trên vết thương.
  • Không tự ý bôi thêm các loại thuốc, lá hay nước gì lên vết thương mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ cho vết thương khô ráo, tránh những nơi bẩn, ẩm ướt dễ sinh vi khuẩn.
  • Băng bó, bảo vệ vết thương cẩn thận và hạn chế nhất có thể việc tác dụng lực hay sự di chuyển, co giãn phần bị thương.
  • Vào buổi tối, không đi ra ngoài thì hãy tháo băng nếu có thể, để vết thương thông thoáng hơn.

 

Bị vết thương hở nên kiêng ăn gì?

 

Khi bị vết thương hở ta nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây để hạn chế làm vết thương lâu lành hơn hoặc để lại vết thẹo xấu, không mong muốn nhé :

  • Không sử dụng quá nhiều gừng trong giai đoạn mới bị thương, sẽ cản trở đông máu trong giai đoạn viêm, khiến vết thương lâu cầm máu.
  • Không nên dùng sữa đã tách kem khi mới bị thương, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và việc phản ứng với quá trình viêm tự nhiên của cơ thể, ảnh hưởng đến đến việc hình thành cục máu đông và chậm lại quá trình liền sẹo.
  • Không nên sử dụng đường và các loại thực phẩm có nhiều đường sẽ tác động đến collagen trên bề mặt lớp biểu bì da. Đặc biệt trong giai đoạn nguyên bào sợi và giai đoạn tái tạo của vết thương hở, nếu bạn dùng nhiều đường sẽ làm quá trình này chậm lại, điều này khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Không nên ăn thịt chó và các loại thực phẩm chứa quá nhiều đạm và năng lượng, trong giai đoạn tái tạo của vết thương, khi da đang trong quá trình sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lồi, sần và cứng hơn.
  • Mặc dù thịt bò là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại khiến vết thương sậm màu và hình thành sẹo thâm.
  • Không nên ăn trứng trong giai đoạn tái tạo vết thương đang dần hình thành da non, vì trứng sẽ thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen, hình thành sẹo lồi ở vết thương.
  • Ăn rau muống trong quá trình đang bị vết thương cũng sẽ để lại sẹo lồi cho vết thương.
  • Không nên ăn thịt gà khi bị thương vì thịt gà làm cho vết thương lâu lành và bị ngứa, chưa kể nếu không chịu khó nhiều lúc ta còn gãi vết thương do ngứa, vô tình làm ảnh hưởng đến vết thương khiến nó lâu lành hơn.
  • Nhóm hải sản, đồ tanh sẽ gây ngứa, khó chịu cho người bệnh, vì vậy cũng nên hạn chế nhóm thực phẩm này.
  • Gạo nếp, món ăn từ gạo nếp có đặc tính nóng làm cho vết thương trở nên sưng tấy hơn, mưng mủ trong giai đoạn viêm. Và nếu ăn đồ nếp thường xuyên trong giai đoạn tái tạo có thể gây ra sẹo lồi mạnh hơn.

 

Bị vết thương hở nên ăn gì?

 

Trên đây là liệt kê một số loại thực phẩm có nhiều thành phần ảnh hưởng đến vết thương. Tuy nhiên nếu kiêng hem kỹ quá thì chúng ta biết ăn gì? Trong khi giai đoạn bị thương cơ thể cần thêm dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục.

Chúng ta hãy lựa chọn những thực phẩm cùng nhóm với các thực phẩm trên nhưng có hàm lượng các chất như đạm, chất ức chế insulin, chất tanh, … thấp hơn, để đảm bảo vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và giúp vết thương mau lành hơn.

Ví dụ như nhóm thịt ta có thể lựa chọn thịt heo thay vì thịt bò hay thịt gà. Hay nhóm rau củ quả hãy tăng cường thêm các loại vitamin bằng các loại củ, quả giàu vi tamin C,B,K. Hoặc giả vẫn muốn ăn cá bạn hãy chọn laoị cá lành tính hơn , ví dụ cá lóc.

Và tất nhiên ta vẫn có thể ăn những loại có kể ở nhóm trên, nhưng không nên dùng lượng nhiều quá bạn nhé. Và tốt nhất hãy nên tham khảo ý kiếm bác sĩ để cáo chế độ ăn uống phù hợp hơn nhé.

 

>>Tham khảo : thực phẩm tươi ngon tại : https://shopnhano.com/

 

Thời gian ăn kiêng là bao lâu

 

Thường thì vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn hồi phục trong vòng 1 tuần. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương có thể lành sớm hơn hoặc muộn hơn đôi chút. Tuy nhiên chúng ta nên ăn kiêng trong thời gian 1 tuần sẽ có lợi ích cho việc giúp vết thương ổn định và chóng lành hơn, hạn chế những điều không mong muốn bạn nhé.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về việc nên kiêng ăn gì khi bị vết thương hở, cũng như lưu ý về việc chăm sóc vết thương hở. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi cần thiết nhé. Chúc bạn sức khỏe và an nhiên trong cuộc sống.

 

Thân mến! MPD từ Shopnhano.com

 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên