Tết Nguyên Đán là dịp tết cổ truyền lớn của dân tộc Việt Nam. Tùy mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán văn hóa riêng vào những ngày Tết. Nhưng tựu chung đều có phong tục làm mâm cỗ để cúng bái và dùng bữa những ngày xuân đến. Mỗi nơi sẽ cónhững món ăn ngày Tết khác nhau. Hãy cùng Shop Nhà Nở điểm qua về những món ngon ngày tết nổi bật của miền Nam nhé.
Những món ngon và ý nghĩa trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam
Mâm cơm mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng ngày Tết
1. Bánh tét bánh chưng
Bánh Chưng, Bánh giầy là nét ẩm thực chung của ba miền, tuy nhiên mỗi miền có một sự khác biệt riêng. Vào ngày Tết, nếu miền Bắc phổ biến là món bánh Chưng vuông, bánh giầy hay miền trung là bánh Chưng, bánh tét, miền Nam chuộng bánh Tét với hình trụ dài.
Bánh Tét - Món Tết miền Nam rất đa dạng
Nguyên liệu làm Bánh tét thường được gói nếp với đậu xanh, không có hoặc có ít thịt để có thể ăn ngày Tết. Có thể dùng lá chuối hay lá dong để gói. Bánh Tét - món ngon ngày Tết của người miền Nam có sự đa dạng theo nhu cầu mặn, ngọt, chay với nhân thịt, nhân chuối, nhân đậu xanh,…
Bánh Tét cũng thường được dùng làm quà cho ngày tết với những ý nghĩa thân thương.
2. Thịt kho Tàu(thịt kho nước dừa)
Người miền Nam vốn phóng khoáng, hào sảng nên phong tục mâm cỗ lễ tết của họ phong phú, đa dạng không quá cầu kỳ nguyên tắc cổ truyền như miền ngoài.
Thịt kho tàu hay đơn giản là thịt kho với trứng luộc và nước dừa là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Món thịt kho tàu này cũng phổ biến như bánh chưng bánh giầy vậy, cũng mang nhiều ý nghĩa sâu xa của thiên lý đất trời và con người hay vạn vật vậy.
Thịt kho tàu miền Nam
3. Canh khổ qua(canh mướp đắng)
Không dùng cái tên đơn thuần là mướp đắng như miền trung mà loại quả này ở miền nam được gọi với cái tên “khổ qua” với ý nghĩa là sự vượt qua khổ đau, cay đắng để có những ngọt bùi vậy. Canh khổ qua là một món ăn ngày Tết phổ biến ở miền Nam thể hiện văn hóa yêu thương gia đình và cộng đồng. Theo quan niệm của hầu hết người miền Nam, canh khổ qua là món ăn giúp xua đi những khổ cực của năm cũ, chào đón một năm mới tốt lành, thuận lợi hơn.
Canh khổ qua được chế biến đơn giản với trái khổ qua tươi, làm sạch ruột, nhồi nhân thịt heo xay nhuyễn hoặc chả cá, nấm mèo đem nấu lên thì thịt dai và nước dùng có vị thanh ngọt, mướp đắng hầm tới mềm, ăn vào thanh mát bổ dưỡng và rất thú vị.
Canh khổ qua có tác dụng giải nhiệt, chống ngán
4. Củ kiệu muối tôm khô hay Củ cải ngâm nước mắm
Dưa món – cái tên nghe quá đỗi quen thuộc vào những ngày giáp Tết, khi hình ảnh nhiều bà, mẹ đã tranh thủ mua từng nắm củ kiệu, hành, tỏi rồi rôm rả làm sạch phơi sơ để muối dưa món cho ngày Tết thay vì hình ảnh câu đối, ông đồ của miền Bắc.
Kiệu muối, dưa hành là món ăn giải ngán cho những món dầu mỡ thịt thà ngày tết tuyệt vời vô cùng. Đây cũng là món khoái khẩu của mấy ông mấy chú ghiền rượu đế ở miền Nam.
Tết miền Nam có củ kiệu phơi nắng, ngâm chua ngọt hấp dẫn
5. Lạp xưởng
Theo quan niệm Á Đông, mà cụ thể là từ Trung Hoa sinh sống tại miền Nam Việt Nam, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, lạp xưởng có kiểu dáng giống với một xâu bao tiền thể hiện cho sự giàu sang, may mắn. Bởi vậy mà lạp xưởng cũng trở thành một món đặc trưng trong món ngon ngày Tết của người miền Nam.
Nguyên liệu chính làm nên Lạp xưởng là thịt sống mỡ lẫn nạc được xay nhuyễn hay thái mỏng đem ướp với tiêu, muối, tỏi, rượu, gia vị ướp xá xíu vào trong thịt rồi gói thật chặt. Đây là món ăn dễ làm và phổ biến như một đặc sản ở miền Nam nước ta.
Lạp xưởng 1 trong những món ngon ngày Tết của người miền Nam
6. Giò-Chả
Được làm từ thịt giã mịn trộn với gia vị, sau đó gói trong lớp lá chuối xanh, đem luộc chín. Khi xưa chả, giò vốn là món ăn sang xịn chốn cung đình ngày nay đã trở thành một món ăn dân dã, quen thuộc. Giò chả là món ăn có bề ngoài đơn giản nhưng tinh tế, tiện lợi, tượng trưng cho sự phú quý sang trọng khi tiếp đãi khách thứa.
Ở nước ta cơ bản có 3 loại giò chả phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào, trong đó phổ biến nhất là giò lụa.
7. Hạt dưa - Mứt
Một hình ảnh in sâu trong tiềm thức nhiều người Việt mà cũng chả biết tự bao giờ đó là hình ảnh ngày Tết mọi người sum vầy, quay quần, hạnh phúc bên nhau cùng hộp mứt, đĩa hạt dưa chuyện trò rôm rã, hân hoan, chan chứa tâm tình.
Có nhiều loại mứt ngày tết, trong đó Mứt gừng thể hiện mong ước về một cuộc sống gia đình đầm ấm, sung túc và tình cảm đậm sâu “gừng cay muối mặn”. Cùng vói đó là Mứt dừa, mứt dứa,… cùng đĩa hạt dưa hay hướng dương tương trưng cho những ước mong về sự an khang sung túc, ấm áp yêu thương trong năm mới.
Đủ loại mứt trên khay ngày tết mang niềm mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên
Trên đây Shop nhà Nở đã cùng các bạn điểm qua những món ăn ngày tết phổ biến và nhiều ý nghĩa của người miền Nam. Hãy cùng đọc thêm bài vết về các nét văn hóa ẩm thực ngày tết của miền trung, miền bắc nữa nhé. Chúc bạn có những ngày Tết ấm cúng bên gia đình cùng những hạnh phúc mong chờ nhé.
Nếu bạn muốn mua cho gia đình mình những món ăn ngày tết như kẹo bánh, họp quà, mứt tết, thực phẩm tươi ngon,… có thể ghé thăm bách hóa online của nhà Nở tại Shopnhano.com để chọn lựa nhé.
Viết bình luận