Ưu đãi nhất năm - chọn món nhé

Giỏ hàng

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán
Khám phá phong tục Tết ở miền Trung yêu thương

Khám phá phong tục Tết ở miền Trung yêu thương

Đã bao giờ bạn thắc mắc Tết ở miền Trung như thế nào chưa? Tết có khác miền Bắc và miền Nam hay không? Hãy cùng khám phá phong tục Tết miền Trung nhé!


Khám phá phong tục Tết ở miền Trung yêu thương


Miền Trung được biết đến là nơi chịu nhiều khó khăn ảnh hưởng của thiên nhiên. Người dân miền Trung lam lũ vất vả trải qua biết bao thiên tai tự nhiên. Mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người náo nức trở về quê, trở về gia đình của mình. Tết ở miền Trung liệu có gì khác biệt so với miền Bắc, Nam hay không? Phong tục Tết Trung như thế nào? Hãy cùng Shop Nhà Nở khám phá Tết miền Trung nhé!


Chợ Tết


Chợ Tết là một trong những nét độc đáo ở bất kỳ mọi miền trên Tổ quốc. Chợ ngày Tết thường có sự khác biệt so với ngày thường. Người dân đi chợ đông đúc, tấp nập, hàng hóa nhiều màu sắc ngập tràn không khí Xuân. Tết ở miền Trung thường có chợ hoa xuân, một nét đặc biệt chỉ riêng miền Trung có. Các loại hoa được bày bán khoe sắc khoe hương ở khắp nơi.
 
Chợ Tết ở miền Trung thường bán rất nhiều các loại hoa khác nhau từ mọi miền. Nhưng miền Trung thường thấy những cây hoa mai vàng rực rỡ. Người dân thường mua hoa mai về để trưng Tết thêm sắc xuân. Đây là một nét giống phong tục hoa của phương Nam ( miền Nam).
 

mâm cỗ ngày tết miền trung


Mâm cỗ Tết ở miền Trung


Tết ở miền Trung có bánh chưng, bánh tét trong mâm cỗ. Một nét đặc biệt của người miền Trung là các món ăn được bày biện ra đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít. Điều này thể hiện được tinh thần san sẻ, chắt chiu của bà con nơi đây. Người miền Trung rất để ý đến yếu tố lưu trữ. Nên hầu như món ăn nào cũng đều để được lâu, người ta sẽ nấu mặn hơn như thịt kho, gà rán, thịt ngâm nước mắm, …

Thường các mâm cỗ Tết ở miền Trung được bày biện không có cầu kỳ hoa lá như miền Bắc. Từ đây cũng có thể cho thấy người dân miền Trung chân chất biết bao nhiêu. Mỗi một tỉnh thành khác nhau ở miền Trung thì sẽ có một nét riêng biệt nữa. Đặc biệt như Huế miền đất của người con sông Hương.


Sắp mâm ngũ quả 


Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung đơn giản hơn các miền khác rất nhiều. Một mâm ngũ quả ở miền Trung không quá câu lệ hay rườm rà. Bởi ai cũng hiểu miền Trung là vùng miền khó khăn nhất trong các miền. Với lòng thành kính dành cho tổ tiên, suy nghĩ đơn giản người miền Trung có gì cúng nấy. Họ thường không chọn những loại quả cay, đắng, không để được lâu. 

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung chủ yếu là các loại quả ngọt, tròn, để được lâu. Người miền Trung không hay chọn nải chuối để thắp hương trong mâm ngũ quả. Do chuối là loại quả không để được lâu, đặc biệt ngày Tết thắp hương nhiều chuối có thể dễ chín nhanh hơn. 

Người miền Trung thường chọn mâm ngũ quả sao cho đẹp mắt, để cầu mong bình an và hạnh phúc. Đa số người miền Trung không chọn cam quýt để trong mâm ngũ quả. Bởi người dân miền Trung thường tin theo quan niệm : Cam đành quýt đoạn.
 

mâm cỗ ngày tết miền trung


Tục lệ cúng Ông Công Ông Táo


Tục lễ cúng Ông Công Ông Táo Tết ở miền Trung có một chút khác biệt. Thông thường người dân chỉ cúng xôi, thịt lợn luộc và ít hoa quả. Người dân miền Trung có quan niệm kiêng kị cúng cá chép. Vậy nên mọi người có thể thấy phong tục ở đây đơn giản hơn so với miền Bắc rất nhiều. Sau lễ cúng 3 Ông Táo sẽ được thay mới, ông Táo cũ sẽ được gia đình đặt ở góc miếu, góc đình, …hoặc những gốc cây thiêng liêng. 

Thời gian cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào đêm 22 rạng sáng 23 âm lịch. Lễ vật cúng cần có bộ 3 ông Táo, ngựa bằng giấy yên, cương đầy đủ. Ở một số tình như Huế thường thờ ông Táo ở 2 nơi. Một là ở trên Trang Ông, hai là sẽ đặt một bàn thờ nhỏ ở bếp. Đây cũng là điểm đặc biệt khi lễ cúng 3 ông Táo vào dịp Tết ở miền Trung.


Ngày cuối năm người dân thường làm gì?


Vào những ngày cuối năm đón Tết ở miền Trung người dân sẽ làm gì? Đầu tiên, người dân sẽ đi thắp hương mộ phần của tổ tiên ông bà. Mời tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Sau đó sẽ đi sắp sửa những đồ dùng còn thiếu trong gia đình và chuẩn bị làm cỗ cúng Tất Niên.

Một quan niệm Tết ở miền Trung đó là nợ lần phải được trả hết vào những ngày cuối năm. Người ta tin rằng nếu không trả thì sẽ bị chủ nợ đòi tiền vào những ngày đầu năm. điều này khiến cả một năm xui rủi và không gặp nhiều may mắn. 

Vào cuối chiều 30 cả gia đình sẽ làm mâm cơm Tất Niên để tạm biệt năm cũ đón năm mới sang. Thường thì sẽ cúng một mâm ở gia tiên, một mâm ở giữa nhà và một mâm trước cổng. Sau đó cả nhà cùng nhau quây quần bên nồi bánh chứng, bánh tét đón Giao thừa.

Tết ở miền Trung thật thú vị phải không mọi người? Dù ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam, Tết vẫn là dịp để mọi nhà quây quần bên cạnh nhau. Cùng nhau đón chào một năm mới trọn vẹn và thật sự ý nghĩa. Hãy theo dõi Shop Nhà Nở để khám phá ra nhiều điều thú vị hơn nữa.
 
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên